Đóng góp tới 6% vào GDP của Anh, mang lại 102 tỷ USD cho Australia mỗi năm và ước tính sẽ đem về cho Nhật Bản 400 tỷ Yên năm 2020, nền kinh tế dưới ánh đèn trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch.
Đánh thức nguồn lợi khổng lồ từ Night time Economy
Hãy cùng nhìn ra thế giới để thấy nền kinh tế ban đêm đã tạo nên giá trị to lớn như thế nào đối với nền kinh tế và xây dựng hình ảnh “Nữ hoàng đêm” cho nhiều thành phố trên thế giới.
Đi đầu trong nền kinh tế ban đêm, Anh là cái tên không thể bỏ qua. Thủ đô London được xem là điểm đến hàng đầu thế giới với cuộc sống về đêm sầm uất, một thành 24h mà bất kỳ du khách nào đến Anh cũng phải trải nghiệm một lần trong đời.
Khi mặt trời lặn, ngành nào thu nhiều tiền nhất ở New York? Câu trả lời khá dễ dàng: Ngành dịch vụ ăn uống. Trong nền kinh tế ban đêm của New York, các nhà hàng đóng vai trò quan trọng nhất, khi mang về 12 tỷ USD giá trị kinh tế và tạo ra 141.000 việc làm mỗi năm.
Một thủ phủ khác của kinh tế đêm là Sydney. Quy mô nền kinh tế ban đêm Sydney hiện tại ước tính đạt 27,2 tỷ USD mỗi năm, tạo ra 234.000 việc làm. Đây Sydney được xem là yếu tố kinh tế có giá trị nhất tại Australia
“Không có nhiều việc để làm khi trời tối”
Những bình luận của một số du khách nước ngoài khiến giới chức trong ngành du lịch Nhật Bản phải lo lắng, theo NHK:
“Không có nhiều việc để làm khi trời tối”
“Cuộc sống về đêm của Nhật quá nhàm chán”
Đó chính là những trăn trở của Nhật Bản”Chúng tôi phải tìm mọi cách khuyến khích khách du lịch chi tiêu nhiều hơn và các hoạt động ban đêm là một cách để làm điều này”, Yuya Ota, một quan chức tại Cơ quan Du lịch Nhật Bản nói với NHK. “Nếu không làm được, chúng tôi có thể không đạt mục tiêu đã đề ra”.
Kết quả, Nhật Bản đã chứng kiến sự tăng vọt của khách du lịch nước ngoài trong những năm gần đây, với 30 triệu du khách vào năm 2018, sau khi vượt qua ngưỡng 20 triệu lần đầu vào năm 2016. Tuy nhiên, chính phủ nước này còn đặt mục tiêu cao hơn, với 40 triệu du khách vào năm 2020
Tại Trung Quốc, bên cạnh Bắc Kinh, nhiều thành phố khác như Thượng Hải, Thiên Tân, Hồ Nam, Hà Bắc,… cũng lên kế hoạch tương tự để thúc đẩy “kinh tế ban đêm”. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc quyết tâm thúc đẩy nền kinh tế ban đêm để tối đa hóa nguồn lợi nhuận thu về cho nền kinh tế quốc gia này.
Việt Nam cũng đang “thắp sáng” nền kinh tế ban đêm
Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, cũng như “kinh tế ngầm”, “kinh tế ban đêm” chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định quy mô, cũng như tác động đến hoạt động kinh tế nói chung.
“Khi mặt trời lặn ở Hà Nội, cũng là lúc Tạ Hiện lên đèn. Nếu bạn muốn thực sự hòa mình vào nhịp sống của thành phố này, đặc biệt là văn hóa của người dân, hãy đi bộ vào các con phố nhỏ, ngồi ghế đẩu và gọi một cốc bia”, một du khách quốc tế chia sẻ.
Bất chấp các yếu tố về văn hóa, cuộc chơi của kinh tế ban đêm đã lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều quốc gia có ngành du lịch phát triển và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ, địa phương chủ động nghiên cứu chính sách kinh tế ban đêm mà Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành. Động thái này lập tức nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành du lịch.
“Chúng ta phải hiểu khách du lịch đi tour ban ngày có thể trả tiền tour 150 USD, thì ban đêm họ cũng có thể trả con số tương tự, hoặc hơn. Chúng ta phải thay đổi quan điểm làm du lịch, phải hướng tới nhu cầu của họ. Nếu không, chúng ta sẽ bị cái gọi là ‘du lịch lòng máng’, tức là vào rồi trượt đi luôn chứ không thẩm thấu vào nền kinh tế và người dân địa phương”, CEO Vietravel nói và nhấn mạnh, ngành du lịch phải thay đổi quan điểm nếu thực sự muốn phát triển, muốn đẩy mạnh “kinh tế ban đêm”.
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT Nền kinh tế “ban đêm” và những con số siêu khủng