Nhìn vào bản đồ khu vực, Đồng Nai cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương sẽ tạo thành tứ giác vùng kinh tế trọng điểm ở Đông Nam bộ. Chính vì vậy, để tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển mạnh mẽ và hỗ trợ việc đi lại sau khi sân bay Quốc tế Long Thành đi vào khai thác, sẽ có đến 5 tuyến cao tốc kết nối với sân bay Long Thành.

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành
    Bản đồ tổng quan những tuyến cao tốc kết nối với sân bay quốc tế Long Thành tương lai (ảnh: internet)

    Sân bay Quốc tế Long Thành có có vị trí tại huyện Long Thành – Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khảng 40km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm, khi hoàn tất cả 3 giai đoạn xây dựng, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Hiện tại, có 5 tuyến đường là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành  – Dầu Giây; cao tốc Bến Lức – Long Thành; cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây; cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt đã và đang được xây dựng giúp kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Long Thành. Quy mô và tiến độ của những tuyến giao thông trọng điểm này hiện nay ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây:

    Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

    Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01), có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc thành phố Thủ Đức (Tp.HCM) và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây (Đồng Nai).

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành

    Tuyến đường này gồm 4 làn xe, có chiều dài 55km, đây là một tuyến đường quan trọng giúp kết nối Tp.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Dự án có mức đầu tư 20.600 tỷ đồng, cao tốc này đã rút ngắn thời gian đi lại giữa các khu vực và đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.

    Cao tốc Bến Lức – Long Thành

    Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường cao tốc đang xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành
    Cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài hơn 57km (ảnh: internet)

    Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2024. Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, khi sân bay Long Thành hoạt động, tuyến đường sẽ giảm áp lực cho cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.

    Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

    Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài khoảng 98 km, có quy mô 4-6 làn xe, dự án đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai. Dự án đã chính thức khởi công vào tháng 9/2020, trong giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12.577 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 7.200 tỉ đồng.

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành
    Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây khởi công tháng 8/2020 (ảnh: internet)

    Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua và trực tiếp là tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của các địa phương. Đồng thời, cao tốc còn góp phần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh du lịch biển Nam Trung Bộ với khu vực kinh tế phía Nam, đặc biệt là sân bay Long Thành.

    Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

    Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 13) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Với tổng chiều dài 77.6 km, đường cao tốc này dài khi hoàn thành dự kiến sẽ nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành
    Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có hướng tuyến cắt ngang đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (ảnh: internet)

    Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được đề xuất đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 4 – 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h, chiều rộng nền đường 24,75 – 34,5m tùy theo từng đoạn. Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 19.012 tỉ đồng (chi phí xây dựng 9.115 tỉ đồng, chi phí giải phóng 5.985 tỉ đồng).

    Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt

    Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây (Đồng Nai) và kết thúc tại chân đèo Prenn (Đà Lạt – Lâm Đồng). Khi hoàn thiện, dự án giúp kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam.

    cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành
    Phối cảnh dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt (ảnh: internet)

    Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2030. Hiện nay, một đoạn từ Liên Khương đến thành phố Đà Lạt khoảng 19 km đã hoàn thành.

    Vào ngày 12/3/2021 vừa qua, tuyến cao tốc này cũng đã được khởi động khi Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình bộ Giao Thông Vận Tải xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Cách đó một tuần, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng). Hai tuyến cao tốc này thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, khi hoàn thành sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp. HCM đến Đà Lạt chỉ 3 giờ đồng hồ, đây là khoảng cách di chuyển lý tưởng để kết nối và thúc đẩy kinh tế – xã hội của 2 địa phương này.

     

     


    BÌNH LUẬN BÀI VIẾT Quy mô và tiến độ 5 tuyến cao tốc kết nối sân bay Quốc tế Long Thành


    Bình luận

    Ngoài Họ tên (*), Số điện thoại hoặc Email là trường bắt buộc.
    Đông Tây Land tuyệt đối tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng, chúng tôi KHÔNG công khai hoặc sử dụng thông tin liên lạc cho mục đích khác.