Mô hình mang lại sự phát triển vượt bậc cho nhiều quốc gia trên thế giới đang mở ra kỳ vọng lớn cho một “Thành phố sân bay” Long Thành tại Việt Nam

    Không đơn thuần chỉ là vận chuyển

    Lấy kinh nghiệm thực tế từ các “Thành phố sân bay” trên thế giới, với các sân bay quy mô khai thác từ 25 – 50 triệu khách/năm, các dịch vụ liên quan đến thương mại, logistic, du lịch, lưu trú,… cũng sẽ phát triển nhanh chóng để phục vụ lượng khách hàng cùng đội ngũ quản lý, nhân viên đông đảo đang phục vụ tại sân bay.

    Khái niệm “Thành phố sân bay” được hiểu như một “thành phố thu nhỏ” bên trong sân bay. Bao gồm sân bay (nhà ga, đường băng, sân đỗ tàu bay) cùng các doanh nghiệp hoạt động bên trong sân bay. Do đó, đây phải là một sân bay có quy mô lớn, công suất khai thác hành khách “khủng” để các dịch vụ đi kèm có thể phát triển theo, chẳng hạn như văn phòng, hậu cần, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ, phòng chờ,…

    Trong nền kinh tế năng động của hiện tại, sân bay không còn đơn thuần đóng vai trò là một cảng hàng không vận chuyển hàng hóa và hành khách thông thường, đây còn là nơi gặp gỡ, mua sắm, kinh doanh, du lịch, trải nghiệm các dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo khác. Mô hình này đang phát triển mạnh mẽ tại các nước châu Âu và lan rộng sang châu Á cùng các nước Trung Đông.

    Sân bay Amsterdam Schiphol của Hà Lan được xem là điển hình cho sự thành công của mô hình này. Không chỉ đóng vai trò trung chuyển hành khách và hàng hóa cỡ lớn, sân bay Amsterdam Schiphol còn là nơi gặp gỡ của các đối tác, doanh nhân quốc tế, họ có thể ký hợp đồng ngay tại sân bay, sử dụng dịch vụ khách sạn 5 sao và lên chuyến bay tiếp theo mà không cần phải di chuyển ra ngoài sân bay.

    Tại châu Á, sân bay Changi – Singapore được xem là một trong những sân bay tiên phong cho mô hình “Thành phố sân bay”, nhiều năm liền được bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới và đồng thời cũng là một trong những cảng hàng không vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của sân bay Changi không chỉ nằm ở quy mô khai thác hành khách hay vận chuyển hàng hoá. Bên trong sân bay có cả một khu phức hợp gồm nhiều dịch vụ như nhà hàng, trung tâm thương mại, vườn cây xanh, thác nước,… để hành khách mua sắm, vui chơi, giải trí. Tương tự, cảng hàng không Kuala Lumpur của Malaysia cũng là một thành công của mô hình này.

    Sẽ có “thành phố sân bay” đầu tiên của Việt Nam

    Sân bay quốc tế Long Thành với quy mô lên đến 5.000ha, sau khi hoàn thành sẽ có 4 đường băng, 4 nhà ga hành khách với công suất khai thác lên đến 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm. Với quy mô này, sân bay Long Thành hoàn toàn có thể đáp ứng đủ điều kiện để phát triển thành một “thành phố sân bay” tương tự như các sân bay quy mô lớn trên thế giới.

    Phối cảnh sân bay Long Thành quy mô 5.000ha

    Bên cạnh đó, sân bay Long Thành cũng sở hữu vị trí chiến lược, kết nối các vùng công nghiệp trọng điểm của miền Nam để phát triển công nghiệp: Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 40km, TP. Biên Hoà 30km, TP. Vũng Tàu 60km. Chính vì vậy, việc phát triển mô hình “Thành phố sân bay” tại đây là rất cần thiết. Không chỉ chia sẻ gánh nặng cho 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hiện tại về khai thác hành khách, sân bay Long Thành còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng công nghiệp để tạo thành chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư, trở thành điểm hẹn của những doanh nhân toàn cầu.

    Ông Kjell Kloosterziel – Giám đốc NACO – Công ty đã tư vấn và thiết kế hơn 600 mô hình thành phố sân bay trên thế giới, cho rằng: “Để được gọi là “Thành phố sân bay”, các sân bay đó phải có trung tâm bất động sản, trung tâm thương mại, bán sỉ, khu công nghiệp nhẹ, hậu cần, kho bãi,… Một trong những điểm mấu chốt của “thành phố sân bay” chính là sự kết nối thuận lợi đến các loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, cả đường hàng không để tạo ra chuỗi vận chuyển hàng hóa thuận lợi và dễ dàng”.

    Sân bay Long Thành có sự kết nối thuận tiện với các vùng đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu

    Quỹ đất rộng lớn hiện tại của Long Thành rất tiềm năng để quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vệ tinh xung quanh sân bay, phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá. Do chú trọng vào công nghiệp, xung quanh các “thành phố sân bay” rất hiếm các khu dân cư, đa số cũng sẽ được quy hoạch để phát triển các khu đô thị quy mô lớn, đầy đủ tiện ích để cư dân sinh sống, đồng thời phục vụ cho lực lượng nhân sự đông đảo đang làm việc tại sân bay và các khu công nghiệp lân cận. 

    Với một nền kinh tế sân bay năng động, một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đứng thứ 3 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai không chỉ là sân bay lớn nhất Việt Nam mà đây sẽ là mô hình “Thành phố sân bay” đầu tiên của Việt Nam, là trung tâm trung chuyển hàng hoá hàng đầu khu vực Đông Nam Á và châu Á.


    BÌNH LUẬN BÀI VIẾT Kỳ vọng gì từ mô hình “Thành phố sân bay” Long Thành?


    Bình luận

    Ngoài Họ tên (*), Số điện thoại hoặc Email là trường bắt buộc.
    Đông Tây Land tuyệt đối tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng, chúng tôi KHÔNG công khai hoặc sử dụng thông tin liên lạc cho mục đích khác.