Với lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp, nền kinh tế phát triển ổn định cùng với đó là những chính sách thu hút đầu tư từ Chính phủ, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện khiến Việt Nam trở thành điểm đến đón sóng FDI từ sau dịch Covid-19.

    Cơ hội trong rủi ro

    Đại dịch Covid-19 được ví như một “cơn sóng thần” đổ ập vào nền kinh tế của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số công ty đa quốc gia đã có kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm 2019, thế nhưng dịch Covid-19 đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn trên thế giới đẩy nhanh quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng về Việt Nam.

    Có thể thấy rằng, chi phí hoạt động ở Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đồng tiền của Việt Nam cũng là một trong những đồng tiền hiếm hoi giữ giá ổn định so với đồng USD, không bị ảnh hưởng qua các cuộc chiến tranh thương mại hay mới đây nhất là dịch Covid-19, dẫn đến tỷ giá không biến động nhiều và lợi nhuận thu về công ty mẹ được đảm bảo. Đây là những yếu tố quan trọng mang lại tâm lý an tâm cho các tập đoàn đa quốc gia khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.

    Đại dịch Covid-19 đã chỉ rõ những bất ổn và rủi ro mà các công ty đa quốc gia phải gánh chịu khi chuỗi cung ứng đã phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán của Mỹ và hiện đang làm việc tại Quỹ Hinrich Foundation phát biểu: “Việc di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc thực chất bắt đầu từ trước thương chiến Mỹ – Trung, khi mức lương tại Trung Quốc đã tăng sau một khoảng thời gian. Cả cuộc chiến thương mại và đại dịch hiện nay đều đang kích thích quá trình vốn đã khởi động này”. 

    Philippines, Đài Loan và Việt Nam là những cái tên được các doanh nghiệp lựa chọn cho việc dịch chuyển hoạt động sản xuất khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bùng nổ. “Câu hỏi lớn nhất đối với Việt Nam là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch đó của chuỗi cung ứng” – ông Olson đặt vấn đề. 

    Bất động sản hưởng lợi từ dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

    Khi Việt Nam đón sóng FDI, các khu vực có sự phát triển mạnh về công nghiệp dĩ nhiên sẽ được những lợi thế nhất định. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước, định hướng quy hoạch cảng Hiệp Phước thành cảng có quy mô lớn nhất Đông Nam Á tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp tại khu vực này.

    Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước). Đây cũng được coi là khu vực có tốc độ đô thị hóa dẫn đầu Việt Nam và trong tương lai sẽ vươn tầm khu vực. 

    Cùng với cảng Hiệp Phước, các khu công nghiệp lớn sẽ hình thành tại các khu đô thị vệ tinh như Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tiền Giang tạo thành một chuỗi cung ứng xuất khẩu công nghiệp đến các nước trong khu vực và thế giới. Chính điều này sẽ thu hút cư dân tập trung sinh sống để kinh doanh và làm việc tại các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu sở hữu bất động sản phục vụ cho nhiều tầng lớp lao động, quản lý sẽ tăng lên. Sự săn tìm các sản phẩm bất động sản mang lại giá trị thật là điều tất yếu trong thời gian tới.

    Từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu hậu dịch Covid-19 đến Việt Nam, các khu đô thị hình thành tại các trung tâm công nghiệp hứa hẹn sẽ mang lại tiềm năng rất lớn cho nhà đầu tư, điển hình như dự án đô thị Waterpoint Bến Lức đến từ chủ đầu tư Nam Long cùng nhiều đối tác Nhật Bản. Đây là một “đại dự án ven sông” với quy hoạch đồng bộ và bài bản, vị trí ngay cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến đường cao tốc cùng vành đai dự đoán sẽ trở thành một trong những dự án tâm điểm làm thay đổi bộ mặt của khu vực Bến Lức, Long An. 

    Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản trở nên im ắng tuy nhiên lại là thời điểm vàng để sở hữu những sản phẩm tiềm năng đón đầu cơ hội tăng giá trong tương lai.


    BÌNH LUẬN BÀI VIẾT Cơ hội nào cho thị trường Bất động sản khi Việt Nam đón sóng FDI?


    Bình luận

    Ngoài Họ tên (*), Số điện thoại hoặc Email là trường bắt buộc.
    Đông Tây Land tuyệt đối tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng, chúng tôi KHÔNG công khai hoặc sử dụng thông tin liên lạc cho mục đích khác.